Quy trình kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt

Quy trình kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt
14/04/2024 06:02 PM 78 Lượt xem

Quy trình kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt

Thang máy sau khi được lắp đặt xong cần tiến hành kiểm tra chất lượng thang máy nhằm đảm bảo sự an toàn khi bước vào hoạt động. Quy trình kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt là bắt buộc, điều này đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy, thang cuốn trong các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật. Việc kiểm định thang máy cần diễn ra theo đúng quy trình và thời hạn quy định bởi Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. Cùng thang máy FUJI LIFT tìm hiểu về các bước quan trọng trong quy trình kiểm tra chất lượng thang máy.

Tại sao phải kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt

Thang máy là thiết bị được đưa vào danh mục các máy móc vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì thế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, trước khi bàn giao, các đơn vị bắt buộc phải thực hiện kiểm định thang, điều này được quy định theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH của Bộ Lao Động. Việc kiểm tra chất lượng thang máy không những đảm bảo an toàn mà còn giúp các đơn vị cung cấp và thi công nâng cao hình ảnh, chất lượng và thương hiệu, giảm thiểu chi phí liên quan.

Quy trình kiểm tra chất lượng thang máy sau khi lắp đặt

Sau khi công việc lắp đặt thang máy hoàn tất phần cơ khí điện, chúng ta tiến hành cho hiệu chỉnh và test thang máy để chuẩn bị cho chạy thử. Khi tiến hành kiểm định thang máy, người kiểm định cần thực hiện lần lượt và chính xác các bước kiểm định.

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang máy

Khi kiểm định kỹ thuật bên ngoài của thang máy, người kiểm định cần kiểm tra đầy đủ, đồng bộ thang máy bao gồm:

- Sự tương quan giữa thực tế và các thông số lắp đặt, nhãn hiệu của thiết bị thang có đồng bộ và phù hợp với các quy định thiết kế, hồ sơ kỹ thuật, các chứng chỉ do nhà chế tạo cung cấp không?

- Các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

- Tình trạng kỹ thuật tất cả bộ phận và cụm máy.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong thang máy

 Kiểm tra buồng máy, các thiết bị trong buồng máy

+Vị trí lắp đặt các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình của thang máy, khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy.

+ Ở buồng đỉnh giếng thang, các puli dẫn hướng được lắp đặt với điều kiện không được lắp phía trên nóc cabin. Ngoài ra việc lắp đặt cần đảm bảo an toàn cho nhân viên kỹ thuật khi thực hiệm thử nghiệm, kiểm tra và bảo dưỡng từ nóc cabin hoặc từ ngoài giếng thang.

+ Trong khu vực này không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác không phải của thang máy.

Kiểm tra vị trí lắp đặt các tủ điện, cụm máy trong buồn máy

Độ cao tối thiểu của buồng máy là 2m, độ cao thông thủy không nên nhỏ dưới 1,8m để đảm bảo kích thước buồng máy đủ lớn để nhân viên kiểm định, nhân viên bảo dưỡng dễ dàng tiếp cận với các thiết bị đặt trong buồng máy một cách an toàn.

Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực

Việc kiểm tra lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực cũng quan trọng không kém. Các bộ phận của hệ thống thủy lực, ống dẫn, các phụ tùng đường ống như:  van, đầu nối bị chịu áp lực cần phải đảm bảo phù hợp với chất lỏng được sử dụng, có như thế mới đảm bảo không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, đặc biệt do nguyên nhân cơ khí.

Kiểm tra các ổ cắm điện ở buồng puli, buồng máy, cabin

Kiểm tra việc bố trí bảng điện, đường dây dẫn điện, công tắc chính, những thiết bị có nhiệm vụ chiếu sáng buồng máy, tất cả đều phải tuân theo tiêu chuẩn chiếu sáng.

Kiểm tra trong cabin và các thiết bị liên quan

+ Khe hở giữa 2 cánh cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin càng nhỏ càng tốt, không quá 10mm. Khi đóng cửa cabin phải kín hoàn toàn, lưu ý các khe hở giữa cánh cửa với khung cửa, giữa dầm đỡ với ngưỡng cửa phải càng nhờ càng tốt.

+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị kỹ thuật như thiết bị chống kẹt cửa, thiết bị điện an toàn nhằm kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin, đồng thời kiểm tra tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin để đảm bảo cabin hoạt động tốt nhất.

Kiểm tra giếng thang

+ Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị khác trong giếng thang, kiểm tra việc bao che giếng thang

+ Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.

+ Kiểm tra chất lượng khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, khả năng cố định các phiến trong khung

Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan

+ Kiểm tra liên kết giữa đầu pitton với cabin, kiểm tra các đầu cố định cáp.

+ Đo khoảng cách giữa điểm thấp nhất của trần giếng thang với nóc cabin. 

+ Đo khoảng cách giữa các kẹp ray, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng và cabin (nếu có) ở mức tối thiểu 0.05m. Ngoài ra, kiểm tra lan can nóc cabin, ray dẫn hướng cabin và đối trọng (nếu có).

+ Kiểm tra khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ tầng dừng cao nhất tới khi cabin va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,2 m.

        Sau khi kiểm tra xong tiến hành vận hành thử không tải: Chạy thử thang máy và kiểm tra việc hoạt động có dấu hiệu bất thường hay không bằng cách cho thang máy hoạt động thử, cabin lên xuống khoảng 3 chu kỳ. Nếu không có hoạt động bất thường ở bộ phận nào thì việc kiểm định thang máy được đánh giá là đạt yêu cầu.

Bước 3: Thử tải động - Phương pháp thử

Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức

Cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và theo dõi các thông số. Tiếp theo đo vận tốc cabin, độ sai lệch khi dừng tầng, thử nghiệm van ngắt, van hãm, thử trôi tầng, thiết bị chống trôi tầng,..

Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức

+ Cần đảm bảo ở điểm dừng trên cùng, để chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin rước khi bắt đầu thử tải động thang. Kiểm tra thiết bị chặn, thiết bị chèn, phanh điện từ bằng cách cho thang chạy thử xuống. Với kết quả khi thang máy dừng, mặt sàn cabin bằng mặt sàn tầng tức kết quả đạt yêu cầu, thang máy có hoạt động đúng tính năng đã được thiết kế.

+ Để ngăn ngừa việc khởi động thang khi thang máy quá tải, các thang máy đều có thiết bị hạn chế quá tải. Với mức độ khi vượt quá tải định mức 10% và trọng tải vượt không quá 75kg.

+ Kiểm định thiết bị báo động cứu hộ thang máy: Việc kiểm định thiết bị báo động cứu hộ cho thang máy cần tiến hành khi thang ở 2 trường hợp. Trường hợp 1 khi trạng thái hoạt động bình thường và trường hợp 2 khi tắt nguồn điện của thang máy. Nếu trong cả 2 trường hợp chuông báo cứu hộ và điện thoại vẫn hoạt động tức việc kiểm định đạt yêu cầu.

+ Kiểm tra bộ hãm an toàn được phát động bởi một cáp an toàn hoặc một bộ khống chế vượt tốc. Trường hợp thang máy dùng công nghệ thủy lực, mở xả van để hạ cabin xuống tầng gần nhất hoặc kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để thang di chuyển lên tầng gần nhất.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định thang máy, người kiểm định xử lý kết quả kiểm định theo đúng trình tự sau:

- Lập biên bản: có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của các bên liên quan

- Trình biên bản lên kiểm định viên.

- Ghi kết quả kiểm định và lý lịch của thang máy.

- Dán tem kiểm định cho thang máy.

- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định 

-------------------------------

Thông tin liên hệ:

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công, lắp đặt thang máy gia đình, thang máy tải hàng,.. nhưng chưa tìm được đơn vị thi công thang máy uy tín, thì đừng lo, thang máy Fujilift chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp thang máy, thang cuốn các loại sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, với kinh nghiệm nhiều năm dày dặn chúng tôi đã nhận nhiều dự án lớn nhỏ từ Bắc vào Nam, luôn tuân thủ các quy định kiểm định an toàn, chất lượng theo quy định của nhà nước, quy trình lắp đặt rõ ràng, luôn được nhiều khách hàng hài lòng. 

Để tham khảo nhiều mẫu thang máy Fuji vui lòng truy cập website: fujilift.com.vn để cập nhập nhiều mẫu với thiết kế mới, sang trọng, hiện đại, hoặc liên hệ qua đường dây nóng: 0988 110 774 để được tư vấn kịp thời.

Zalo
Hotline