Quy định thời hạn kiểm định thang máy và những lưu ý quan trọng

Quy định thời hạn kiểm định thang máy và những lưu ý quan trọng
27/09/2024 04:39 PM 41 Lượt xem

Thời hạn kiểm định thang máy là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hệ thống vận hành thang máy. Kiểm định đúng thời gian không chỉ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn mà còn tuân thủ quy định pháp luật về an toàn lao động. Vậy khi nào cần kiểm định, quy trình như thế nào? Hãy cùng Fuji Lift Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về kiểm định thang máy

Quy định về kiểm định thang máy

Thang máy vốn là một thiết bị đòi hỏi phải có tính an toàn tuyệt đối vì tần suất sử dụng cao, nhiều người sử dụng. Vậy nên việc kiểm định thang máy là một quy trình bắt buộc và phải thực hiện theo quy định cụ thể tại thông tư 12/2021/TT do BLĐTBXH ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật về thang máy được yêu cầu như sau:

  • QCVN 02:2011/BLDDTBXH: Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với dòng thang máy điện
  • QCVN 26:2016/BLDDTBXH: Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động dành cho thang máy không buồn lái
  • TCVN 6904:2001: Thang máy điện - phương pháp thử - yêu cầu an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy
  • TCVN 6395:2008: Thang máy điện - yêu cầu an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy
  • TCVN 5867:2009: Cabin, thang máy, ray dẫn hướng, đối trọng và các yêu cầu an toàn
  • TCVN 7628:2007 (ISO 4190): Lắp đặt thang máy
  • TCVN 9385:2012: Chống rỉ sét, hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo vệ hệ thống thang máy
  • TCVN 9258:2012: Lắp hệ thống nối đất thiết bị, các yêu cầu chung

Xem thêm >>> Những tác hại của thang máy khi không bảo trì, bảo dưỡng

Thời hạn kiểm định an toàn thang máy

Thời hạn kiểm định an toàn thang máy

Dựa theo quy định tại điều 9 thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH, thời hạn kiểm định thang máy cần thực hiện như sau:

  • Kiểm định 1 năm/lần: Đối với thang máy được sử dụng quá 15 năm.
  • Kiểm định 2 năm/lần: Đối với thang máy tại văn phòng, chung cư, bệnh viên, TTTM, khách sạn, khu vực công cộng hay nhà máy sản xuất.
  • Kiểm định 3 năm/lần: Đối với những thang máy lắp đặt tại các công trình khác, ngoại trừ các công trình đã đè cập ở trên.

Tuy nhiên, cần căn cứ vào kết quả đánh giá tình trạng của thang máy từ bộ phận kỹ thuật hay kiểm định viên để đề xuất thời gian kiểm định hợp lý. 

Xem thêm >>> Cách tiết kiệm điện cho thang máy hiệu quả nhất

Quy trình kiểm định thang máy 

Theo quy trình kiểm định 12/2021/TT-BLĐTBXH ban hành, quy trình  kiểm định thang máy sẽ bao gồm các bước sau:

Xem xét hồ sơ thiết bị

Trước khi tiến hành, kiểm định viên sẽ phải kiểm tra lại toàn bộ lý lịch thang máy để chắc chắn rằng năm sản xuất, thông tin mã hiệu, số tầng hoạt động hay thông số kỹ thuật chính xác, đầy đủ. Hồ sơ lắp đặt phải có bản vẽ công trình, biên bản nghiệm thu, các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có). Điều này sẽ đảm bảo được việc thang máy sẽ bảo trì đúng cách và không có sự cố kỹ thuật nào còn xót lại.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Theo tiêu chuẩn 6904:2001 đối với thang máy điện và tiêu chuẩn 6905:2001 đối với thang máy thủy lực, việc kiểm tra bên ngoài bao gồm so sánh thông số kỹ thuật từng bộ phận trên thực tế với hồ sơ. Công đoạn này tiến hành kiểm tra các bộ phận phía ngoài như cửa tầng, thiết bị bảo vệ, Cabin hay hệ thống điều khiển. Việc kiểm tra sẽ đảm bảo  không có bộ phận nào bị hỏng và tất cả các bộ phận đều hoạt động bình thường.

Quy trình kiểm định thang máy

Kiểm tra kỹ thuật thông tải

Phòng máy: Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị, khả năng tiếp cận, điện trở cách điện, tình trạng cáp, và các yếu tố môi trường. Đảm bảo rằng các thiết bị trong phòng máy được lắp đúng chuẩn, dễ tiếp cận và không có dấu hiệu rò rỉ điện.

Cabin và thiết bị liên quan: Kiểm tra khoảng cách khe cửa, thiết bị an toàn, hệ thống thông gió và chiếu sáng. Đảm bảo cabin có đủ không gian, cửa cabin hoạt động trơn tru và an toàn, hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả, và cabin được chiếu sáng đầy đủ.

Trên nóc cabin và thiết bị liên quan: Kiểm tra không gian, việc cố định cáp, cửa an toàn, thanh dẫn hướng và khoảng cách an toàn. Đảm bảo không có vật cản trên nóc cabin, các cáp được cố định chắc chắn, cửa an toàn vận hành đúng cách và khoảng cách an toàn được đảm bảo.

Giếng thang: Kiểm tra các thiết bị trong giếng thang, hệ thống thông gió, cửa an toàn và các thiết bị giới hạn hành trình. Đảm bảo giếng thang sạch sẽ, thông thoáng, cửa an toàn hoạt động tốt và các thiết bị giới hạn hành trình được lắp đặt chính xác.

Cửa tầng: Kiểm tra khoảng hở cửa và liên động thiết bị an toàn. Đảm bảo cửa tầng đóng mở dễ dàng, khe cửa không quá lớn và thiết bị an toàn hoạt động đúng cách.

Thử tải

Có nhiều cách để thử tài vận hành thang máy, bao gồm các việc như  đặt các tải trọng khác nhau vào cabin để kiểm tra đã hoạt động bình thường hay chưa. Thử tải sẽ giúp xác  định khả năng chịu tải của thang máy và chắc chắn có thể hoạt động an toàn trong mọi tình huống

Xử lý kết quả kiểm định

Ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra và xác định xem thang máy có đáp ứng các yêu cầu an toàn hay không. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào, cần thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức. 

Kiểm định thang máy đúng thời hạn là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự an toàn và ổn định cho hệ thống. Để đảm bảo thang máy của bạn luôn hoạt động tốt, việc tuân thủ các quy định về thời hạn kiểm định thang máy là vô cùng cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng hãy liên hệ đến Fuji Lift Việt Nam để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN FUJI LIFT VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 244 Trương Văn Bang, P.Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 62743223
Hotline: 0988 110 774
Email: info@fujilift.com.vn

Trụ sở Hà Nội: 

CÔNG TY CỔ PHẦN FUJI LIFT HÀ NỘI

Địa chỉ: 112/28 đường Đại Linh, P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0899 666 366

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TUY HOÀ - PHÚ YÊN

Địa chỉ: 157 Nguyễn Văn Linh, P. Phú Lâm, TP. Tuy Hoà, Phú Yên
Điện thoại: 0978 949 056

Zalo
Hotline